Saturday, December 29, 2018

TOÁN 9 ,
 TUẦN 20
Ngày dạy :               

GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ

I . / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT  
1. Kiến thức:
   -Học sinh biết: . Nắm vững cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế. 
   - Học sinh hiểu: Hiểu cách biến đổi hệ phương trình bằng qui tắc thế
  2.Kỹ năng:
   - Học sinh thực hiện được: Giải hệ phương trình bằng phương pháp  thế,
   -  Học sinh thực hiện thành thạo: , HS không bị lúng túng khi gặp các trường hợp đặc biệt ( hệ vô nghiệm, vô số nghiệm).
 3.Thái độ:
       -Tính cách: Rèn luyện tính cẩn thận
        - Thói quen: HS tự giác tích cực chủ động trong  học tập
4. Định hướng phát triển năng lực:
a) Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,  tính toán.
b) Năng lực chuyên biệt- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực vận dụng                                        
 II. /  CHUẨN BỊ
GV:  bảng phụ, phiếu học tập, sgk, sách giáo viên, phiếu bài tập
HS: ôn bài, xem trước bài học ở sgk, giấy nháp, làm bài tập gv đã giao của tiết học trước.  
III/.  TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  c
 Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1 :Quy tắc thế
HOẠT ĐỘNG GV  VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Để tìm nghiệm của hệ phương trình thì người ta tìm một hệ phương trình mới tương đương với hệ phương trình đã cho nhưng đơn giản hơn và có khả năng tìm được nghiệm dễ hơn
Gv: giới thiệu phương pháp thế
Hs: nghe giảng và ghi bài
Gv: Hướng dẫn học sinh thực hành từng bứơc qua ví dụ
Hs: thực hiện
1/.Quy tắc thế:
Quy tắc thế dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương.
Quy tắc thế gồm hai bước:
B1: Từ một phương trình đã cho (coi là phương trình thứ nhất), ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn).
B2: Dùng phương trình mới ấyđể thay thế cho phương trình thứ hai trong hệ (phương trình thứ nhất cũng thường được thay thế bởi hệ thức biểu diễn một ẩn theo ẩn kia có được ở bước 1).
Ví dụ
$\left\{ \begin{align}
  & x-3y=2 \\
 & -2x+5y=1 \\
\end{align} \right.$
$\Leftrightarrow $$\left\{ \begin{align}
  & x=3y+2 \\
 & -2.(3y+2)+5y=1 \\
\end{align} \right.$
$\Leftrightarrow $$\left\{ \begin{align}
  & x=3y+2 \\
 & -6y-4+5y=1 \\
\end{align} \right.$
$\Leftrightarrow $$\left\{ \begin{align}
  & x=3y+2 \\
 & y=-5 \\
\end{align} \right.$
$\Leftrightarrow $$\left\{ \begin{align}
  & x=-13 \\
 & y=-5 \\
\end{align} \right.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (-13;-5).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
Hs: giải theo nhóm
HS: lên bảng trình bày lại
GV: nhận xét, bổ sung, chốt lại
Hs: ghi bài

Bài 1 : Giải hệ phương trình
\[\]\[\left\{ \begin{align}
  & 2x-y=3 \\
 & x+2y=4 \\
\end{align} \right.\] \[\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
  & y=2x-3 \\
 & x+292x-3)=4 \\
\end{align} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
  & y=2x-3 \\
 & 5x-6=4 \\
\end{align} \right.\]
\[\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
  & y=2x-3 \\
 & x=2 \\
\end{align} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
  & y=1 \\
 & x=2 \\
\end{align} \right.\]
Kl: hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất ( 2; 1)
Bài 2 : Giải hệ phương trình
\[\left\{ \begin{align}
  & 4x-5y=3 \\
 & 3x-y=16 \\
\end{align} \right.\]
\[\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
  & 4x-5(3x-16)=3 \\
 & y=3x-16 \\
\end{align} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
  & 4x-15x+80=3 \\
 & y=3x-16 \\
\end{align} \right.\]
\[\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
  & -11x=-77 \\
 & y=3x-16 \\
\end{align} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
  & x=7 \\
 & y=10 \\
\end{align} \right.\]

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Học lại quy tắc thế.
Xem lại các hệ pt đã giải.
Xem trước bài 15 đến bài 18.
 Học bài, xem lại các bài tập đã giải, chuẩn bị bài tiếp theo

-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 39 Tuần 20
Ngày dạy :  
chương III. Góc với đường tròn
Mục tiêu chương
Học sinh học chương này sau khi đ học định nghĩa góc, đường trịn. Mục tiu của chương ny l thiết lập cc khi nệim về gĩc lin hệ với đường trịn
– Học sinh cần nắm vững các kiến thức sau :
Góc ở tâm, góc nội tiếp . Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây . Góc có đỉnh bên trong đường tròn , góc có đỉnh bên ngòai đường tròn
Liên quan với góc nội tiếp có quỹ tích cung chứa góc . kiều kiện để một tứ giác nội tiếp một đường tròn , các đa giác đều nội tiếp và ngoại tiếp đường tròn .
Cuối cùng là công thức tính độ dài đường tròn , cung tròn diện tính hình tròn, hình quạt tròn
– Học sinh được rèn luyện các kĩ năng đo đạc , tính tóan và vẽ hình . Đặc biệt học sinh biết vẽ một số đường xoán gồm các cung tròn ghép lại và tính được độ dài đạon xoắn đó.
– Học sinh được rèn kluyện các kĩ năng quan sát , dự đóan , rèn luyện tính cẩn thận chính xác.
Đặc biệc yêu cầu học sinh thành thạo hơn trong việc định nghãi khái niệm và chứng minh hình học

GÓC Ở TÂM. SỐ ĐO CUNG
I ./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
*    Về kiến thức:
Góc ở tâm, Số đo cung
Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.
Thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo (độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc nửa đường tròn. Học sinh biết suy ra số đo (độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và bé hơn hoặc bằng 3600.
*    Kĩ năng :
So sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của chúng.
Hiểu và vận dụng định lí về “cộng hai cung”.
Biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh, biết khẳng định tính đúng đắn của một mệnh đề khái quát bằng một chứng minh và bác bỏ một mệnh đề khái quát bằng một phản ví dụ.
*    Thái độ :
Xác định đúng góc ở tâm, vận dụng tính chất góc ở tâm đúng lúc, Logic toán, tính cẩn thận chính khi vẽ hình
4. Định hướng phát triển năng lực:
a) Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,  tính toán.
b) Năng lực chuyên biệt:  Xác định đúng góc ở tâm, vận dụng tính chất góc ở tâm trong các bài toán liên quan.
 II. /  CHUẨN BỊ
GV:  bảng phụ, phiếu học tập, sgk, sách giáo viên, phiếu bài tập
HS: ôn bài, xem trước bài học ở sgk, giấy nháp, làm bài tập gv đã giao của tiết học trước.  
III/.  TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
 Ổn định lớp .
 Kiểm tra bài cũ
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt  động 1: Tìm hiểu về góc ở tâm
Hoạt động của GV và HS
Kiến Thức Cơ Bản
Gv: vẽ hình và giới thiệu góc ở tâm
Hs: quan sát hình
Gv hỏi: góc ở tâm là gì ? số đo của góc ở tâm có thể là những giá trị nào ?
Hs: trả lời
Gv: nhận xét , chốt lại
Hs: ghi bài

1/. Góc ở tâm:
-Định nghĩa:
Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Cung AB được kí hiệu là: AB
 
 








góc AOB là góc ở tâm
Hai cạnh của góc ở tâm chia đường tròn thành hai cung , cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn. Khi góc ở tâm là góc bẹt ta có cung bị chắn là nữa đường tròn
Hoạt  động 2: Tìm hiểu về số đo cung
Gv: giới thiệu
Hs: theo dõi và ghi bài






2. Số đo cung .
v Định nghĩa:
-Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
- Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).
-Số đo của nửa đường tròn bằng 1800.
Số đo của cung AB được kí hiệu là: sđ.
Hoạt  động 3: .So sánh hai cung:


 





Gv: vẽ hình và giới thiệu bài
Hs: ghi bài
Hs: thực hiện ?1
3/.So sánh hai cung:
Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:
-Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
-Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
Hai cung AB và CD bằng nhau được kí hiệu:

Hoạt  động4
Giáo viên giới thiệu định lí.
Học sinh làm ?2.
Gv: nhận xét , chốt lại
Hs: ghi bài

4/.Khi nào thì sđAB=sđAC+sđCB:
v Định lí:
Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì:                       
SđAB=sđAC+sđCA .
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
– Góc ở tâm là gì ?
– Khi nào thi hai cung bằng nhau ?
Bài tập1 sgk :
a) 900               b) 1500             c) 1800             d) 00                e) 1200
Bài 2 sgk :
góc xOS = 400
góc tOy = 400  
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG  
 HS: Thảo luận
HS thực hiện cá nhân
HS : trình bày ở bảng
Lớp nhận xét, bổ sung
HS thảo luận trao đổi kết quả
GV: giúp đỡ, định hướng, cung cấp các thông tin trung gian.
GV: chốt bài
HS: ghi bài

Bài 2



E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
– Về nhà học bài
– Xem lại các bài ậtp đã làm , làm các bài tập phần luyện tập



-----------------------

No comments:

Post a Comment

TOÁN 6 TUẦN 24 Tải về ( Số học) Tải về (Hình học)  Giáo án Toán Đại Số 6 Người soạn : Huỳnh Đăng Khoa T72  Trang Tiết   72  Tuần...