Saturday, February 9, 2019

TOÁN 6 TUẦN 20



T60  Trang 
Tiết  60    Tuần 20
Ngày dạy : 
      §9 QUY TẮC CHUYỂN VẾ  
I . / MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại; Nếu
 a = b thì b = a.
2. Kỹ năng: chuyển vế một số biểu thức.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng quy tắc chuyển vế vào những bài tập cụ thể.
  4. Định hướng phát triển năng lực:
a) Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,  tính toán.
b) Năng lực chuyên biệt: Chuyển vế một biểu thức tìm giáo giá trị cho biểu thức
 II. /  CHUẨN BỊ 
GV:  bảng phụ, phiếu học tập, sgk, sách giáo viên, phiếu bài tập
HS: ôn bài, xem trước bài học ở sgk, giấy nháp, làm bài tập gv đã giao của tiết học trước.  
 III/.  TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  
Giáo viện đặt vấn đề theo hình


B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. 
HOẠT ĐỘNG GV  VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Ta đã biết với mọi số nguyên a, b luôn có:
a + b = b +   a. ở đây dấu “=” để chỉ 2 biểu thức a + b và b + a bằng nhau. Khi viết a + b = b + a ta được một đẳng thức, mỗi đẳng thức có 2 vế: vế trái và vế phải.
GV đặt cân bàn và đồ vật giống như hình 50 và gọi HS rút ra nhận xét
- HS: Khi cân thẳng, nếu đồng thời ta thêm 2 vật như nhau vào 2 đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
- GV: tương tự như “cân đĩa” đẳng thức cũng có các tính chất sau
- GV nêu ví dụ như SGK
Tìm số nguyên x biết x - 2 = -3
Giải: x - 2 = -3
x - 2 + 2 = -3 + 2
x = -3 + 2
x = -1
- Gọi HS làm        Tìm x biết x + 4 = -2
x + 4 - 4 = -2 - 4
  x = -6
- Từ đẳng thức x - 2 = 3 ta được
x = 3 + 2
- Từ đẳng thức x + 4 = -2 ta được
x = -2 - 4
(?) Chúng ta có thể rút ra nhân xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức?
- GV giới thiệu quy tắc như SGK trình bày kĩ ví dụ để minh hoạ các lưu ý trên và cho HS làm 
Tìm x biết x + 8 = (-5) + 4
x + 8 = -1
x = -1 - 8
x = 9
- GV giới thiệu nhận xét




I- Tính chất của đẳng thức:

Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a



II- Ví dụ: 

III- Quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu só hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-“ và dấu “-” đổi thành dấu “+“
Ví dụ: Tìm x biết
a) x – 2 = -6
x = -6 + 2 
x = -4
b) x - (-4) = 1
x + 4 = 1
x = 1 - 4
x = -3
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.- D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
 HS: Thảo luận 
HS thực hiện cá nhân
HS : trình bày ở bảng
Lớp nhận xét, bổ sung
HS thảo luận trao đổi kết quả
GV: giúp đỡ, định hướng, cung cấp các thông tin trung gian. 
GV: chốt bài
HS: ghi bài 
  61) Tìm x biết
a) 7 - x = 8 - (-7)
7 - x = 8 + 7
7 - x = 15
x = 7 - 15  x = -8
b) x - 8 = (-3) - 8
x = -3
62) Tìm số nguyên a biết
a) a = 2 nên a = 2 hoặc a = -2
b) a + 2 = 0 nên a + 2 = 0 hay a = -2
63) Tìm x biết 3 + (-2) + x = 5
        x = 5 - 3 + 2
        x = 4
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
BT: Tìm số nguyên x biết
 12 - x + 52  = 23 - 91
Chuẩn bị bài học tiếp theo cho tiết học sau luyện tập, liên hệ việc xem bóng đá vì bài học sau có liên quan.
Xem lại các bài tập đã giải  
Luyện tập cách chuyển vế một thức




No comments:

Post a Comment

TOÁN 6 TUẦN 24 Tải về ( Số học) Tải về (Hình học)  Giáo án Toán Đại Số 6 Người soạn : Huỳnh Đăng Khoa T72  Trang Tiết   72  Tuần...