Saturday, February 9, 2019

TOÁN 6 TUẦN 22

Tải về ( Số học)
Tải về (Hình học)

 Giáo án Toán Đại Số 6 Người soạn : Huỳnh Đăng Khoa

T66  Trang
Tiết 66   Tuần 22
Ngày dạy :
Luyện tập
I . / MỤC TIÊU:
          1./ Về kiến thức:  Củng cố lại các kiến thức của phép nhân trong Z.
2./Kĩ năng :  Làm thành thạo các bài toán về tính giá trị của biểu thức.
3./ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a) Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,  tính toán.
b) Năng lực chuyên biệt: Sử dụng các tính chất của phép nhân để thực hiện các phép tính một cách hợp lí.
 II. /  CHUẨN BỊ
GV:  bảng phụ, phiếu học tập, sgk, sách giáo viên, phiếu bài tập
HS: ôn bài, xem trước bài học ở sgk, giấy nháp, làm bài tập gv đã giao của tiết học trước. 
III/.  TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ
 Viết dưới dạng luỹ thừa
(-5) (-5) (-5) (-5) (-5) = (-5)5
(-2) (-2) (-2).(-3) (-3) (-3) =
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP -  D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG GV  VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
(-1)3 = ?
Tìm 2 số nguyên khác mà lập phương cũng bằng chính nó.
(?) Nhắc lại tính chất phân phối, phân phối của phép nhân đối với phép cộng
a.b + a.c = a(b + c)


Câu b) tương tự



- Không cần tính toán, ta xét tích các thừa số nguyên âm chẵn, lẻ.




(?) Thay a = 8 vào biểu thức nào để tính?
Tương tự:
Thay b = 20 vào biểu thức b để tính
- Để chọn đáp số đúng ta cần tính giá trị của tích.
95- Ta có: (-1)3 = (-1) (-1) (-1) = -1
còn hai só nguyên khác là
13 = 1 ; 03 = 0
96- Tính:
a) 237.(-26) + 26.137
= 26.137 - 26.237
= 16(137 - 237)
= 26.(-1000 = -2600
b) 63.(-25) + 25(-23)
= 25(-23) - 25.63
= 25(-23 - 63) = 25.(-86)
= -2150
97- So sánh
a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) với 0
Ta thấy tích có thừa só nguyên âm chẳn kết quả là số dương.
Vậy tích trên > 0
b) 13(-24)(-15)(-8).4 < 0

98- Tính giá trị biểu thức:
a) (-125).(-13).(-a) với a = 8 ta có
    (-125).(-13).(-8) = -13000

b) (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b với b = 20
=  (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20
=  -120.20 = -2400

100- Tính m.n2 với m = 2 ; n = -3
Ta có 2.(-3)2 = 2.9 = 18
Vậy chọn đáp số b = 18

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 

Chuẩn bị bài học tiếp theo cho tiết học sau.
Xem lại các bài tập đã giải
Xem lại cách tìm bội và ước của một số nguyên.
Xem trước bài tìm bội và ước của số nguyên.

-----------------------------------------------------------------
 Giáo án Toán Đại Số 6 Người soạn : Huỳnh Đăng Khoa

T67  Trang
Tiết  67 Tuần 22
Ngày dạy :
BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
I . / MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
  Học xong bài này học sinh cần phải :
- Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên ,khái niệm “ Chia hết cho”.
- Hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm “Chia hết cho” .
2. Kĩ năng : Biết tìm bội và ước của một số nguyên
3. Thái độ: Cẩn thận chính xác trong việc thực hiện phép chia để tìm ước của một số.
4. Định hướng phát triển năng lực:
     a) Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,  tính toán.
b) Năng lực chuyên biệt:  Tìm bội và ước  của một số nguyên.
 II. /  CHUẨN BỊ
GV:  bảng phụ, phiếu học tập, sgk, sách giáo viên, phiếu bài tập
HS: ôn bài, xem trước bài học ở sgk, giấy nháp, làm bài tập gv đã giao của tiết học trước.
III/.  TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - Cho hai số tự nhiên a và b với b  0 Khi nào thì ta nói a chia hết cho b (a  b) ?
- Tìm các ước của 6
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1 : 
HOẠT ĐỘNG GV  VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv nhắc : Nếu có một số q sao cho
   a = b . q  thì ta nói a chia hết cho b
Trong tập hợp các số nguyên thì sao ?

Trong tập hợp các số nguyên cũng vậy Học sinh phát biểu tương tư khái niệm chia hế trong tập hợp Z
HS:
- Học sinh làm ?1
      6 = 2 . 3 = (-2) . (-3)
         =  1 . 6 = (-1) . (-6)
    - 6 = (-2) . 3 = 2 . (-3)
         =  1 . (-6)  = (-1) . 6
 Vậy :
  U(6) = { 1 , 2 , 3 , 6 , -1 , -2 , -3 , -6}
               6 . (-2) = -12
               6 . 2     = 12
           (-6) . (-2) = 12
              (- 6) . 2 = -12
      thì     (-12) : (-2) = 6
                     12 : 2   = 6
                   12 : (-2) = -6
                 (-12) : 2   = -6
Như vậy : Trong phép chia hết
      Thương của hai số nguyên cùng dấu mang dấu “ + “
      Thương của hai số nguyên trái dấu mang dấu “ – “ I.- Bội và ước của một số nguyên :
 Cho a , b  Z và b  0 .
- Nếu có một số nguyên q sao cho a = b . q  thì ta nói a chia hết cho b .  Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a .
          Ví dụ :
         -9 là bội của 3   vì  -9 = 3 . (-3)
             3 là ước của -9 
Chú ý :
· Nếu a = bq  (b  0)  thì ta nói a chia cho b được q và viết  a : b = q
· Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0
· Các số 1 và –1 là ước của mọi so nguyên.
· Nếu c vừa là ước của a vừa là ước b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b .
Ví dụ  :
   Các ước của 8 là  1 , -1 , 2 , -2 , 4 , -4 , 8 , -8
   Các bội của 3 là 0 , 3 , –3 , 6 , -6 , 9 , -9 , . . . .

II.- Tính chất :
    1./   Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c
                       a  b  và  b  c    a  c
    2./   Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b .
                    a  b    am  b   (m  Z)
     3./   Nếu hai số a , b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c .
        a  c và b  c    (a + b)  c  và (a – b)  c



C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Hs: Lên bảng thực hiện, mỗi học sinh một câu.
Gv: Nhận xét và sửa bài cho học sinh


-Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân có ba thừa số.
Đối với câu c và câu d hướng dẫn học sinh thực hiện trong ngoặc trước
- Hs: thực hiện
  Bài 101 - sgk
Có thể chọn năm bội của 3, -3 là -6; -3; 0; 3; 6.
Bài này có rất nhiều đáp án, tùy theo cách bạn chọn các bội của hai số này.
Bài 102 - sgk

Các ước của -3 là -3; -1; 1; 3.
Các ước của 6 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6.
Các ước của 11 là: -11; -1; 1; 11.
Các ước của -1 là: -1; 1.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hs: Lên bảng thực hiện, mỗi học sinh một câu.
Gv: Nhận xét và sửa bài cho học sinh


-Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân có ba thừa số.
Đối với câu c và câu d hướng dẫn học sinh thực hiện trong ngoặc trước
- Hs: thực hiện
  Bài 103 sgk.

a) Mỗi phần tử a ∈ A cộng với một phần tử b ∈ B ta được một tổng a + b.
Do A có 5 phần tử, B có 3 phần tử nên ta có thể thiết lập được:
5.3 =15 tổngdạng (a + b)
b) Mỗi số chẵn thuộc A cộng với một số chẵn thuộc B ta được một tổng chia hết cho 2 và mỗi số lẻ thuộc A cộng với một số lẻ thuộc B cũng được một số chia hết cho 2.
Tổng chia hết cho 2 l cc tổng chẵn, ta cĩ:
- A cĩ 3 phần tử chẵn, B cĩ 1 phần tử chẵn nn ta cĩ 3.1 tổng chẵn.
- A cĩ 2 phần tử lẻ, B cĩ 2 phần tử lẻ nn ta cĩ 2.2 tổng chẵn.
Tổng cộng ta cĩ: 3.1 + 2.2 = 7 tổng chẵn.
Vậy trong cc tổng trn, cĩ7 tổngchia hết cho 2.


E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Chuẩn bị bài học tiếp theo cho tiết học sau.
Xem lại các bài tập đã giải





No comments:

Post a Comment

TOÁN 6 TUẦN 24 Tải về ( Số học) Tải về (Hình học)  Giáo án Toán Đại Số 6 Người soạn : Huỳnh Đăng Khoa T72  Trang Tiết   72  Tuần...